Facebook dường như là một trang mạng xã hội vô hại, nhưng bạn có biết quyền riêng tư của mình đang bị xâm phạm, Facebook đang xem bạn như là... chuột bạch?
Quyền riêng tư bị xâm phạm nghiêm trọng
Không phải tự nhiên mà Facebook liên tục bị dính vào các vụ kiện tụng liên quan tới quyền riêng tư. Trong đó, việc theo dõi thói quen của người dùng thông qua ứng dụng Messenger hay phân tích tin nhắn riêng của người dùng là những hành động đáng lên án nhất, đã được các chuyên gia bảo mật vạch trần.
Như hồi tháng trước, một sinh viên luật người Áo tên Max Schrems đã kêu gọi một tỷ người sử dụng Facebook trên toàn thế giới cùng tham gia vào một vụ kiện chống lại Facebook, cụ thể họ sẽ cáo buộc Facebook vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Schrems tuyên bố mỗi người dùng đã thiệt hại 670 USD vì bị xâm phạm dữ liệu, bao gồm hỗ trợ Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ trong việc điều hành chương trình Prism, khai thác dữ liệu cá nhân của người sử dụng Facebook và các dịch vụ mờ ám khác.
Như hồi tháng trước, một sinh viên luật người Áo tên Max Schrems đã kêu gọi một tỷ người sử dụng Facebook trên toàn thế giới cùng tham gia vào một vụ kiện chống lại Facebook, cụ thể họ sẽ cáo buộc Facebook vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Schrems tuyên bố mỗi người dùng đã thiệt hại 670 USD vì bị xâm phạm dữ liệu, bao gồm hỗ trợ Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ trong việc điều hành chương trình Prism, khai thác dữ liệu cá nhân của người sử dụng Facebook và các dịch vụ mờ ám khác.
Xem người dùng như... chuột bạch
Chuột bạch là một loại động vật thường được sử dụng trong các loại thí nghiệm, và Facebook xem người dùng cũng y như vậy. Cụ thể, Facebook có đội Data Science Team chuyên thu thập thông tin người dùng và thực hiện các cuộc khảo sát ngầm, đặc biệt đối với tính năng News Feed.
Chẳng hạn, hồi năm 2012, Facebook đã tiến hành một cuộc khảo sát tâm lý lớn đối với gần 700.000 người dùng, tuy nhiên, không ai hay biết họ đang bị đưa ra làm thí nghiệm. Cho tới tận 2 năm sau, vụ việc mới bị phanh phui.
Cụ thể trong lần thí nghiệm này, Facebook đã cố gắng xác định sự thay đổi trong trạng thái tình cảm của người dùng, nhằm kích thích người dùng đăng tải các nội dung tích cực lẫn tiêu cực, bằng cách tiến hành một thuật toán trong một tuần. Thuật toán này tự động bỏ qua những nội dung có chứa các từ gắn liền với những tình cảm tích cực hoặc tiêu cực trên trang News Feed của 689.003 người dùng.
Thao tác đầu tiên của nhiều Facebooker khi mở máy tính là lướt Facebook; và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Facebooker cần tốn một khoảng thời gian nhất định để tập trung lại vào công việc sau khi lướt Facebook.
Tất nhiên, không thể phủ nhận Facebook là một trang mạng xã hội có tính giải trí cao khi người dùng đang ngồi đợi tàu, trong giờ nghỉ trưa,... nhưng trên hết, nó là một tác nhân ăn chặn thời gian của bạn mà đáng ra bạn nên dành cho các hoạt động khác thiết thực hơn.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, giờ đây Facebook là tổ hợp của rất nhiều thuật toán tự động. Nó xác định những gì sẽ hiển thị trên màn hình cho bạn đọc, nhưng chưa hẳn đúng ý người dùng. Hay nói một cách khác, bạn không thể quyết định chính xác những gì sẽ hiển thị trên News Feed, do đó bạn sẽ dễ dàng bỏ lỡ các chia sẻ trạng thái của bạn bè.
Như biên tập viên Tim Herrera của tờ The Washington Post đã thử nghiệm. Người này lục lại mọi thứ trên News Feed trong tháng Tám năm ngoái. Kết quả, ông phát hiện ra rằng, có hàng ngàn bài viết mà ông chưa hề nhìn thấy.
Tham gia một trang mạng xã hội miễn phí và giúp họ kiếm doanh thu từ quảng cáo không có gì đáng lên án, nhưng nghi án Facebook khai thác thông tin người dùng và bán cho các nhà quảng cáo là điều người dùng nên cẩn trọng.
Chẳng hạn, hồi năm 2012, Facebook đã tiến hành một cuộc khảo sát tâm lý lớn đối với gần 700.000 người dùng, tuy nhiên, không ai hay biết họ đang bị đưa ra làm thí nghiệm. Cho tới tận 2 năm sau, vụ việc mới bị phanh phui.
Cụ thể trong lần thí nghiệm này, Facebook đã cố gắng xác định sự thay đổi trong trạng thái tình cảm của người dùng, nhằm kích thích người dùng đăng tải các nội dung tích cực lẫn tiêu cực, bằng cách tiến hành một thuật toán trong một tuần. Thuật toán này tự động bỏ qua những nội dung có chứa các từ gắn liền với những tình cảm tích cực hoặc tiêu cực trên trang News Feed của 689.003 người dùng.
Thao tác đầu tiên của nhiều Facebooker khi mở máy tính là lướt Facebook; và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Facebooker cần tốn một khoảng thời gian nhất định để tập trung lại vào công việc sau khi lướt Facebook.
Tất nhiên, không thể phủ nhận Facebook là một trang mạng xã hội có tính giải trí cao khi người dùng đang ngồi đợi tàu, trong giờ nghỉ trưa,... nhưng trên hết, nó là một tác nhân ăn chặn thời gian của bạn mà đáng ra bạn nên dành cho các hoạt động khác thiết thực hơn.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, giờ đây Facebook là tổ hợp của rất nhiều thuật toán tự động. Nó xác định những gì sẽ hiển thị trên màn hình cho bạn đọc, nhưng chưa hẳn đúng ý người dùng. Hay nói một cách khác, bạn không thể quyết định chính xác những gì sẽ hiển thị trên News Feed, do đó bạn sẽ dễ dàng bỏ lỡ các chia sẻ trạng thái của bạn bè.
Như biên tập viên Tim Herrera của tờ The Washington Post đã thử nghiệm. Người này lục lại mọi thứ trên News Feed trong tháng Tám năm ngoái. Kết quả, ông phát hiện ra rằng, có hàng ngàn bài viết mà ông chưa hề nhìn thấy.
Tham gia một trang mạng xã hội miễn phí và giúp họ kiếm doanh thu từ quảng cáo không có gì đáng lên án, nhưng nghi án Facebook khai thác thông tin người dùng và bán cho các nhà quảng cáo là điều người dùng nên cẩn trọng.
Đăng nhận xét